Kiến thức Chứng khoán 86
Vần C
CALENDAR: Lịch (thời biểu) bán chứng khoán Danh sách các chứng khoán sẽ được đưa ra bán. Trái phiếu đô thị trái phiếu công ty, công phiếu, các chứng khoán mới đều có lịch riêng cho mỗi loại.
CALENDAR SPREAD: Mua và bán song hành theo lịch Sách lược mua bán hợp đồng options bằng cách mua 2 hợp đồng option có cùng loại chứng khoán nhưng khác ngày đáo hạn. Nếu giá điểm (exercise price= strike price = giá thi hành) giống nhau thì gọi là chênh lệch theo chiều ngang (horizontal spread). Nếu giá thi hành khác nhau thì gọi là chênh lệch theo đường chéo (diagonal spread). Nhà đầu tư lời hay lỗ là do chênh lệch giá hẹp hay rộng (ít hay nhiều).
CALL: Lệnh gọi (Lệnh thu hồi) hợp đồng option theo chiều lên
1. Ngân hàng : người cho vay yêu cầu chi trả sớm số tiền vay bởi vì người vay đã không làm đúng các cam kết trong hợp đồng như duy trì số bảo hiểm tương xứng hay chi trả đúng định kỳ, hoặc trong tiền vay hoạt kỳ (Demand Loan) người cho vay thực hiện quyền của người cho vay là yêu cầu chi trả lại đủ số tiền vay vào bất kỳ thời điểm nào.
2. Lệnh gọi của tổng kiểm soát dược tổng kiểm soát viên tiền tệ gởi cho ngân hàng quốc gia để lập báo cáo theo lệnh gọi (call report) hay báo cáo tình hình (Report of Condition).
3. Lệnh của cơ quan lập pháp gởi cho một ngân hàng đang khó khăn yêu cầu ngân hàng huy động thêm vốn, đôi khi gọi là lệnh gọi vốn.
4. Quyền thu hồi trái phiếu đang lưu hành trước khi đáo hạn. Thời điểm đầu tiên khi nhà phát hành có thể ra lệnh gọi trái phiếu có ấn định trong tập quảng bá mỗi kỳ phát hành trái phiếu, trong giao kèo có ghi điều khoản về lệnh gọi.
5. Quyền mua một số lượng cổ phần đã ấn định theo một giá ấn định và theo thời điềm cố định.
CALL BUYER: Người mua hợp đồng Call Option. Nhà đầu tư mua một hợp đồng chứng khoán trong một thời gian ấn định với giá ấn định của một loại cổ phần. Nếu giá cổ phần lên, người mua lời, ngược lại người mua lỗ.
CALL DATE: Thời điểm có lệnh gọi
CALL FEATURE: Đặc tính có lệnh gọi (lệnh thu hồi) Một phần trong thoả thuận giữa nhà phát hành trái phiếu với người mua được gọi là indenture (giao kèo) trong đó có ghi thời biểu và giá thu hồi trái phiếu trước thời hạn. Hầu hết trái phiếu công ty và (trái phiếu đô thị đều có đặc tính là sau 10 năm thì có để có lệnh gọi (trái chủ thường gọi là "call protection") trái phiếu nhà nước thì không có.
CALL LOAN: Lãi suất của broker cho khách hàng vay, được đăng trên báo.
CALL MONEY: Tiền sẵn sàng để sử dụng - Tiền để sẵn Ký thác hoạt kỳ, số ký thác đầu tiên đặt trong quỹ thị trường tiền tệ ngắn hạn (money - market funds). Nó còn được gọi là money at call, là tiền có thể chi trả lại theo yêu cầu. Tại Đức, Pháp, Nhật và Anh tiền có sẵn là tài sản dự trừ khi được ngân hàng trung ương đặt để cho cơ quan chiết khấu hay các tổ chức tài chánh tương tự.
CALL LOAN RATE: Lãi suất Brokers cho khách hàng vay ở ngân hàng để cho khách hàng vay.
CALL OPTION: Hợp đồng Call Option. Hợp đồng mua hay bán theo giá đi lên. Quyền được mua 100 cổ phần của một loại chứng khoán hay chỉ số chứng khoán nào đó với giá đã ấn định trước, trước khi đến ngày đáo hạn cũng đã định trước, đổi lại người mua hợp đồng call option phải trả một phí mua (premium). Nếu giá chứng khoán đi đúng hướng theo dự đoán của người mua hợp đồng call option tức là hướng đi lên thì người mua sẽ có lời trong khi chỉ đầu tư một số tiền nhỏ (phí mua hợp đồng) hơn là phải bỏ nhiều tiền để thực sự mua số chứng khoán. Đối với người bán, hợp đồng này có thể đem lại lợi tức phụ. Người bán sẽ bỏ quyền sở hữu chứng khoán nếu như hợp đồng option được thực thi.
CALL PREMLUM: Phí mua Call Option - Phí trả cho hợp đồng. CALL (chiều đi lên) Số tiền mà người mua hợp đồng Call option phải trả cho người bán để có quyền mua một loại chứng khoán hay chỉ số chứng khoán theo giá đã ấn định và theo thời hạn đã ấn định. Trong lãnh vực trái phiếu (ưu đãi, khả hoán) đây là số tiền trên mệnh giá mà nhà phát hành phải trả cho nhà đầu tư để thu hồi trái phiếu trước thời hạn.
CALL PRICE: Giá thu hồi theo lệnh gọi (thu hồi) Giá mà nhà phát hành chi trả để thu hồi trái phiếu hay chứng khoán ưu đãi theo điều khoản có lệnh gọi hay đặc tính có lệnh gọi (tức thu hồi trước thời hạn). Nó còn được gọi là Redemption Price (giá chuộc lại) để bù đắp cho người sở hữu trái phiếu hay chứng khoán bị thiệt thòi về lợi tức và không còn quyền sở hữu, giá theo lệnh gọi thường cao hơn mệnh giá chênh lệch này là phí trả cho lệnh gọi (call premium).
CALL PROTECTION: Khoảng thời gian không có lệnh thu hồi Khoảng thời gian trong đó nhà phát hành không được thu hồi trái phiếu. Trái phiếu nhà nước Hoa Kỳ thường không có đặc tính lệnh gọi, trừ một ngoại lệ là trái phiếu dài hạn 30 năm có thể có lệnh gọi sau 25 năm. Trái phiếu công ty và đô thị thường có thời gian không có lệnh gọi là 10 năm. Nhà đầu tư sống bằng lợi tức trái phiếu phải chắc rằng nó có bảo đảm thời gian không có lệnh gọi bởi vì nếu không có bảo đảm, trái phiếu có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào như đã ấn định trong giao kèo.
CALL PROVISION: Điều khoản về lệnh gọi (thu hồi) Điều khoản thoả thuận giữa công ty phát hành trái phiếu và cổ phần ưu đãi với người mua về việc thu hồi lại trái phiếu và cổ phần trước ngày đáo hạn với giá đặc biệt trong trường hợp đặc biệt.
CALL REPORT: Báo cáo theo lệnh gọi (yêu cầu).
1. Báo cáo lợi tức và tình hình hàng quý theo quy định của cơ quan giám sát đầu ngành tổ chức tài thánh : Ngân Hàng Quốc Gia báo cáo cho Tổng kiểm soát tiền tệ, ngân hàng thành viên tiểu bang báo cáo cho Ngân Hàng Dự Trữ liên Bang v.v...
2. Báo cáo phát triển kinh doanh của viên chức phụ trách lệnh gọi của ngân hàng (bank calling officer).
CALL SPREAD: Mua và bán đồng thời hợp đồng Call Option Nhà đầu tư cùng lúc mua một hợp đồng call option và bán một hợp đồng call option cùng loại chứng khoán, khác ngày đáo hạn.
CALL WRITER: người bán hợp đồng Call option Người viết (bán) hợp đồng chứng khoán theo giá hợp đồng và thời gian ấn định trước để người mua có thể căn cứ vào đó để mua theo giá và thời gian đó.
CAPITAL TURNOVER: Quay vòng vốn Số bán hằng năm chia cho vốn cổ đông bình quân (trị giá thuần) khi được so sánh trong một thời khoảng, nó sẽ cho biết mức độ công ty có thể phát triển mà không cần phải đầu tư thêm vốn. Tổng quát, công ty có lợi nhuận biên tế cao thì có vốn quay vòng thấp và ngược lại. Nó còn được gọi là quay vòng vốn cổ đông.
CAPPING: Bán giựt giá Tung ra bán để kéo giá xuống. Bán nhiều cổ phiếu một lúc để gây hoang mang, áp lực mọi người bán ra giá rẻ.
CAPITALIZATION RATIO: Tỷ lệ tư bản hoá Phân tích cơ cấu vốn của công ty để biết nợ, chứng khoán ưu đãi, chứng khoán thường, vốn cổ đông - mỗi thứ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số vốn công ty. Tỷ lệ rất hữu ích để ước tính rủi ro tương đối và mức hỗ trợ tài chánh mà người sở hữu chứng khoán ở các mức độ tương ứng có được. Xem Bond Ratio.
CAPITALIZE: Tư bản hoá
1. Chuyển lợi tức đã liệt kê thành số vốn, gọi là trị giá tư bản hoá, bằng cách chia cho lãi suất.
2. Phát hành cổ phần để tài trợ cho chi tiêu vốn (hiếm khi thực hiện).
3. Ghi phần chi tiêu vốn (capital outlays - kinh phí vốn) như là phần thêm vào tài khoản tài sản, chứ không phải như là chi phí.
CASH MANAGEMENT BILL: Phiếu nợ quản lý tiền mặt Công cụ nợ ngắn hạn do công khố Hoa Kỳ phát hành có thời hạn 50 ngày, nó là một dạng khác của phiếu kho bạc (treasury notes) hay trái phiếu kho bạc ngắn hạn. Phiếu nợ quản lý tiền mặt được bán cho các nhà đầu tư thị trường tiền tệ theo đơn vị tối thiểu là 1 triệu dollars. Phiếu nợ được phát hành để trang trải cho thiếu hụt lên mặt tạm thời, thí dụ ngay trước khi đến ngày đáo hạn thu thuế chủ yếu - như 15 tháng 4 hay 15 tháng 6.
CASH MARKET: Thị trường tiền mặt. Giao dịch mua bán bằng tiền mặt hay thị trường tại chỗ được hoàn tất, có nghĩa là quyền sở hữu hàng hoá được chuyển từ người bán sang người mua và việc chi trả thực hiện ngay lúc giao hàng hoá. Thị trường tiền mặt khác với thị trường hợp đồng futures, trong đó hợp đồng hoàn tất vào thời điểm ấn định trong tương lai.
CASH POSITION: Vị thế tiền mặt
1. Tài sản tiền mặt trong ngân hàng, đồng nghĩa với khả năng thanh toán bằng tiền mặt (liquidity). Nói đúng là vị thế tiền mặt là mức đo lường tiền mặt có trong tay bao gồm tiền mặt trong kho an toàn và tiền mặt trong máy trả tiền, tiền mặt có từ việc bán tài sản ngắn hạn như chứng chỉ ký thác, trái phiếu nhà nước, thoả thuận mua lại v.v... Ngoài ra còn bao gồm số cân đối tài khoản dự trữ thặng dư, số ký thác ở các ngân hàng khác, các chi phiếu đang thu.
2. Vị thế dự trữ trong tài khoản dự trữ của ngân hàng tại Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang hay ngân hàng tương tác.
CASH RATIO: Tỷ lệ tiền mặt Tỷ lệ tiền mặt và chứng khoán dễ mua bán đối với nợ hiện hành, cốt lõi của tỷ lệ thanh lý nhanh (quick ratio). Tỷ lệ tiền mặt cho biết mức độ nợ có thể được thanh lý nhanh như thế nào. Đôi khi nó còn được gọi là tỷ lệ thanh lý
CASH RESERVE: Dự trữ tiền mặt
1. Tiền mặt trong kho an toàn của ngân hàng có thể được dùng để thoả mãn các quy định dự trữ của ngân hàng hội viên. Tiền mặt có trong tay bao gồm tiền giấy và tiền đồng, có thể được dùng để đáp ứng các quy định dự trữ theo luật pháp.
2. Xoay tua mức tín dụng tối đa (line of credit) kèm theo tài khoản chi phiếu cho phép người tiêu thụ viết chi phiếu có số lượng cao hơn số cân đối tài khoản mà không phải chi trả phí thấu chi. Nó còn được gọi là Cash Reserve Checking hay Overdraft Protection
CASH SETTTEMENT: Sắp xếp chi trả bằng tiền mặt - Thanh lý bằng tiền mặt
1. Điều khoản chi trả trong vài hợp đồng option và futures không yêu cầu giao chứng khoán hàng hoá cơ sở. Đối với hợp đồng options, chênh lệch giữa giá chi trả cho chứng khoán cơ sở và giá thực thi của hợp đồng sẽ được chi trả bằng tiền mặt cho người mua option vào thời điểm thực thi hợp đồng. Đối với hợp đồng futures, thị trường thiết lập giá khi trả vào ngày cuối cùng mua bán và tất cả số chưa giải quyết còn lại được điều chỉnh theo thị trường căn cứ vào giá đó.
2. Trong chứng khoán mua bán theo hợp đồng option việc giao chứng khoán được mua theo thời điểm mua bán chứ không theo thời điểm chi trả.
CASH SECURITIES EQUIVALENT: Chứng khoán tương đương tiền mặt Bất cứ loại chứng khoán của ngân khố, chứng chỉ ký thác sẵn sàng được chuyển thành tiền mặt.
CASH SURRENDER VALUE: Trị giá không còn là tiền mặt Trong lãnh vực bảo hiểm, số tiền công ty bảo hiểm sẽ giao lại cho người mua bảo hiểm để huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm. Đôi lúc được viết tắt CSVLI (Cash Surrender Value of line Insurance), nó được ghi như là một tài sản trên trên bảng cân đối tài khoản của một công ty có bảo hiểm nhân thọ lấy trên số vốn.
COMMODITY-BACKED BOND: Trái phiếu có hàng hoá bảo đảm Trái phiếu liên quan chặt chẽ với giá hàng hoá cơ sở. Nhà đầu tư có trái phiếu liên quan với giá bạc hay vàng sẽ nhận tiền lãi tuỳ theo giá kim loại hiện hành chứ không phải theo trị giá dollar cố định. Theo ý nghĩa này trái phiếu là rào cản chống lại lạm phát vì nó theo giá chung của hàng hoá (chứ không theo giá tiền giấy).
COMMODITY CREDIT CORPORATION: Công ty tín dụng hàng hoá Công ty nhà nước tài trợ cho số trợ giá nông phẩm. Cơ quan tài trợ để bảo đảm tín dụng thư ngân hàng nhằm trợ giá cho hàng hoá xuất khẩu.
COMMODITY PAPER: Chứng từ cam kết bằng hàng hoá Tiền vay để tồn kho hay tiền ứng trước được hàng hoá bảo đảm. Nếu hàng hoá quá cảnh, vận đơn được thực hiện bởi một người bình thường mang nó (common carrier). Nếu hàng hoá được tồn kho, biên nhận uỷ thác thừa nhận là hàng hoá đang tồn kho và tiền thu được từ việc bán hàng hoá sẽ được thông báo đến người cho vay, đây cũng còn là biên nhận kho liệt kê hàng hoá. Đó là các chứng từ (vận đơn, biên nhận uỷ thác, biên nhận kho) có thể được dùng để bảo đảm cho số tiền vay hay tiền ứng trước.
COMMODITY PRICE INDEX (CPI): Chỉ số giá hàng hoá Một tham khảo có giá trị về giá tiền mặt tại chỗ của hàng hoá hay giá hợp đồng Futures. Chỉ số giá hàng hoá do các cơ quan nhà nước soạn thảo hay do các thị trường riêng - để theo dõi biến chuyển giá thị trường. Chỉ số giá cả dùng năm cơ bản để đo lường biến chuyển giá cả trong một khoảng thời gian cố định, thường là hằng ngày, hàng tháng và hàng năm.ở Hoa Kỳ chỉ số giá bán sẽ là chỉ số chính thức của giá nông nghiệp và công nghiệp.
COMMODITY TRADING ADVISER (CTA): Nhà tư vấn Mua bán hàng hoá (hợp đồng)
COMMON LAW: Luật theo tập tục - Tiền lệ Bộ phận luật dựa trên các quyết định pháp luật và tiền tệ. Ngày nay nhiều ý niệm luật pháp bao gồm cả luật lệ về hợp đồng đều rút từ luật theo tập tục và tiền lệ.
COMMON MARKET: Thị trường chung Âu Châu
COMMON STOCK: Chứng khoán thường, cổ phần đại chúng Các đơn vị sở hữu của công ty cổ phần (public company). Sở hữu chủ (cổ đông) có quyền bỏ phiếu bầu hội đồng quản trị hay các vấn đề quan trọng khác cũng như được nhận cổ tức của chứng khoán. Trong trường hợp công ty bị phá sản, chủ nợ có bảo kê hay không có bảo kê, trái chủ và cổ đông có chứng khoán ưu đãi sẽ được ưu tiên hơn các cổ đông có chứng khoán thường. Tuy nhiên, nói chung chứng khoán thường có nhiều tiềm năng kiếm lời hơn.
COMMON STOCK EQUIVALENT: Tương đương chứng khoán thường Chứng khoán ưu đãi (preferred stock) hay trái phiếu có thể chuyển sang chứng khoán thường hay chứng chỉ (warrant) mua chứng khoán với giá đặc biệt hay giá thấp hơn giá thị trường. Chứng khoán dùng để chuyển qua chứng khoán thường có tiềm năng làm loãng trị giá của cổ đông sở hữu chứng khoán thường đang lưu hành và việc hoán chuyển hay thực hiện được người ta nhận biết khi thấy tỷ lệ lợi nhuận/cổ phần bị giảm hoàn toàn.
COMMON STOCK FUNDS: Quỹ chứng khoán thường, quỹ hỗ tương đầu tư chỉ đầu tư vào chứng khoán thường.
COMMON STOCK RATIO: Tỷ lệ chứng khoán thường Số phần trăm tổng số tư bản hoá tiêu biểu bằng chứng khoán. Theo quan điểm chủ nợ, tỷ lệ cao tiêu biểu có một khoảng cách an toàn trong trường hợp thanh lý. Tuy nhiên, trên quan điểm nhà đầu tư, tỷ lệ cao có nghĩa là thiếu đòn bẩy tài chánh (leverage). Những gì tỷ lệ sẽ phải tuỳ thuộc phần lớn thì đó là sự ổn định của lợi nhuận. Công ty phục vụ công cộng về điện có thể hoạt động với tỷ lệ thấp vì lợi nhuận được ổn định. Theo quy luật chung, khi tỷ lệ chứng khoán công ty công nghiệp dưới 30%, nhà phân tích sẽ kiểm tra mức ổn định lợi nhuận và mức trang trải phí ổn định trong khoảng thời gian khó khăn cũng như trong khoảng thời gian thuận lợi .
COMMON TRUST FUND: Quỹ uỷ thác có tính cách chung
COMMUNITY BANK: Ngân hàng phục vụ cộng đồng
CUM DIVIDEND: Có kèm cổ tức Kèm theo cổ tức, dây nói về một chứng khoán mà người mua có quyền nhận một cổ tức đã được thừa nhận. Các chứng khoán có kèm cổ tức là chứng khoán được mua bán vào ngày thứ năm hay trước đó tính từ ngày ghi sổ trở về trước (record date - xem phần sau). Khi đã thông báo ngày ghi sổ về cổ tức đó, thì các vụ mua bán từ ngày thứ năm trở đi sẽ không có cổ tức nữa (phải chờ đến kỳ hạn sau).
CUM RIGHTS: Chứng khoán có quyền kèm theo Cổ đông với chứng khoán có các quyền, nghĩa là muốn nói về các chứng khoán cho phép người mua, mua một số lượng đặc biệt các chứng khoán chưa được phát hành. Ngày chấm dứt là ngày chứng khoán chuyển từ chứng khoán có đặc quyền (cum rights) sang chứng khoán không có đặc quyền, nó được quy định trong bản quảng bá (prospectus) cùng với bản phân phối các đặc quyền.
CUMULATIVE PREFERRED: Chứng khoán ưu đãi tích luỹ Chứng khoán ưu đãi có cổ tức bị huỷ bỏ vì thiếu lợi nhuận hay vì lý do nào khác, sẽ được tích luỹ lại cho đến khi nào có đủ tiền trả. Nó được ưu tiên hơn cổ tức thường (cổ tức của chứng khoán thường): cổ tức tích luỹ được trả trước rồi mới đến cổ tức thường. Ngày nay, hầu hết chứng khoán ưu đãi đều có tính chất tích luỹ.
CURRENCY BOARD: Ban tiền tệ Một tổ chức định chế phát hành giấy nợ ngân hàng nội địa được bảo đảm bằng tài sản dự trữ. Giấy nợ ngân hàng được trao đổi theo lãi suất cố định. Ban tiền tệ không nhận ký thác hay phát hành trái phiếu, tiền hay các công cụ nợ khác. Không giống ngân hàng trung ương, các Ban Tiền Tệ không dùng công cụ tiền tệ hoá nợ để quản lý tài sản dự trữ.
CURRENCY EXPOSURE: Phải gánh chịu thiệt hại về tiền tệ Chênh lệch giữa món nợ tính bằng một loại tiền tệ và tài sản lưu động bằng một loại tiền tệ khác khi giao dịch mua bán được thanh toán bằng nhiều loại tiền tệ. Người nợ phải gánh chịu thiết thời nếu tài sản của ông ta bị đánh giá theo loại tiền tệ có giá trị không xác định lúc kết thúc giao dịch. Nếu người nợ bán tài sản để trả nợ, số tiền thu được có thể thấp hơn mệnh giá của món nợ.
CURRENCY FUTURES: Hợp đồng futures tiền tệ Hợp đồng trong thị trường futures về cung ứng một loại tiền tệ như đông dollar Mỹ, đồng pound Anh, đồng franc Pháp, đồng mark Đức, đồng franc Thuỵ Sĩ, đồng yên Nhật. Các công ty nào có bán sản phẩm khắp thế giới có thể bảo vệ rủi ro tiền tệ bằng cách mua các hợp đồng futures.
CURRENCY IN CIRCULTION: Tiền tệ luân chuyển Tiền giấy và tiền đồng luân chuyển trong kinh tế. Được xem như thành phần của tổng số tiền luân chuyển có cả tài khoản ký thác rút khi có yêu cầu (Demand Deposit- tài khoản hoạt kỳ) trong ngân hàng.

Nhãn:

1 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Các bài viết trước đó

- Vần A

  @2009 NVB - Copyright by ktck86.blogspot.com.
  Liên hệ: vinhbinhht@gmail.com - 01699.059.335